Một số lời đồn Nhạc_Thác

Bị đối xử cay nghiệt

Đích Phúc tấn Lý Gia thị mất sớm, Kế Phúc tấn Na Lạp thị và Đại Thiện đối xử với hai anh em Nhạc Thác và Thạc Thác rất cay nghiệt. Thái tổ Đại phi Mạnh Cổ Triết Triết đã vâng mệnh đưa hai anh em ông vào cung cùng nuôi dưỡng với Hoàng Thái Cực.

Năm 1620, Hậu Kim chuẩn bị chuyển đến thành Tát Nhĩ Hử. Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau khi thị sát đã chỉ định nơi xây dựng trạch đệ cho các Bối lặc. Đại Thiện cho rằng nơi ở của Nhạc Thác được tu chỉnh tốt hơn của mình, đã nhiều lần nói với A MẫnTế Nhĩ Cáp Lãng nơi ở của mình quá nhỏ, ý muốn chiếm trạch đệ thuộc về Nhạc Thác. Tháng 9 cùng năm, Thạc Thác vì không chịu nổi sự ngược đãi của Đại Thiện mà "mất tích". Có người cho rằng ông phản bội Hậu Kim, đầu quân cho nhà Minh. Lúc còn chưa xác nhận được Thạc Thác có phải bỏ trốn, phản bội hay không, Đại Thiện đã quả quyết nhận định Thạc Thác có tâm phản bội mà chạy trốn. Sau khi tìm được Thạc Thác, ông tỏ vẻ mình chưa bao giờ có ý định phản bội Hậu Kim, Đại Thiện vẫn liên tục quỳ xin Nỗ Nhĩ Cáp Xích chém đầu Thạc Thác. Yêu cầu của Đại Thiện bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích từ chối, ông được thả ra.

Cũng vì thái độ của Đại Thiện mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã bắt đầu điều tra, phát hiện đãi ngộ mà Đại Thiện dành cho hai người con trai của nguyên phối có vấn đề. Tư sản của Nhạc Thác và Thạc Thác đều bị kế mẫu và con trai của kế mẫu chiếm đoạt. Nỗ Nhĩ Cáp Xích từ nhỏ cũng phải nhận sự đối xử khắc nghiệt từ kế mẫu, cũng vì vậy mà ông rất quan tâm đến các con. Đối với hai người con trai Trử AnhĐại Thiện còn nhỏ đã mất mẹ lại càng thêm chú ý, đãi ngộ cũng đặc biệt được hậu đãi. Vì vậy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã nói với Đại Thiện:

你也是前妻的儿子, 何不想想我不是对你更亲近吗? 你怎么就被后妻蒙蔽得虐待已长大成人的儿子呢? 何况我待你一直是特选良好的部民让你专管, 你为什么就不能像我一样将优良的部民赐给岳托, 硕托呢?

.

Ngươi cũng là con vợ trước, ta chẳng phải đối với các ngươi càng thêm thân thiết hay sao? Tại sao ngươi có thể bị vợ sau qua mặt, để con trai vợ trước bị mẹ kế ngược đãi như vậy đây? Huống chi ta còn một mực đối xử đặc biệt với ngươi, chọn bộ dân tốt nhất cho người quản, tại sao ngươi lại không chia cho Nhạc Thác và Thạc Thác một phần đây?

Từ đây, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho phép Nhạc Thác và Thạc Thác phân gia cùng Đại Thiện. Cũng vì vậy mà Tương Hồng kỳ vốn do Đại Thiện quản lý bị chia cho hai anh em Nhạc Thác và Thạc Thác cùng nhau nắm giữ. Đại Thiện chỉ giữ lại Chính Hồng kỳ.[2]

Ủng lập Thái Tông

Năm thứ 11 (1626), tháng 9, Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời không lưu lại di chiếu, người kế thừa Hãn vị do 8 Hòa Thạc Bối lặc cùng nhau đề cử. Tứ đại Bối lặc gồm Đại Thiện, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ TháiHoàng Thái Cực đều tay cầm trọng binh, đều có ý định tranh giành ngôi vị. Thời khắc mấu chốt, ông cùng tam đệ Tát Cáp Lân khuyên nhủ Đại Thiện ủng lập Hoàng Thái Cực, ông nói:

国不可一日无君, 邦家大事, 宜早定策. 四贝勒才德冠世, 深得人心, 众皆悦服, 当速继大位.

.

Nước không thể một ngày không có vua, bang gia đại sự, nên sớm định ra. Tứ Bối lặc tài đức toàn vẹn, rất được lòng người, ai ai cũng mến phục, nên nhanh chóng kế thừa đại vị.

Đại Thiện vốn cũng có ý này liền khen Nhạc Thác nói rất đúng tâm ý. Sau đó, Đại Thiện đề nghị với Đại Bối lặc A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái và các Bối lặc A Ba Thái, Đức Cách Loại, Tế Nhĩ Cáp Lãng, A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn, Đa Đạc việc ủng lập Hoàng Thái Cực lên ngôi vị Đại Hãn. Dùng hình thức các vị Hòa Thạc Bối lặc cùng nhau tiến cử để lập Tân Hãn. Sau khi lên ngôi, uy vọng của Hoàng Thái Cực chưa cao, thực hiện chế độ cùng ba vị Đại Bối lặc cùng ngồi vị trí ngang hàng, cùng hướng mặt phía Nam, nhận lễ của các bồi thần, nghiễm nhiên như là Tứ Hãn. Nhạc Thác lại tích cực trợ giúp Hoàng Thái Cực củng cố quyền lực tập quyền, đả kích, làm suy yếu thế lực của Tam đại Bối lặc.

Năm 1631, trước tình hình Hoàng Thái Cực đã hoàn toàn khống chế được 6 Kỳ, buộc Đại Thiện phải chấp nhận từ bỏ chế độ Tam đại Bối lặc cùng ngồi ngang hàng nghị bàn việc triều chính với Đại Hãn. Từ đây, ngôi vị tối cao của Hoàng Thái Cực đã được xác lập.

Bị tố cáo ý muốn mưu phản

Sau khi ông được hạ táng không đến 2 tháng, một thuộc cấp người Mông Cổ của ông là A Lan Sài (阿兰柴) tố cáo ông có lòng làm phản, nói lúc Nhạc Thác còn sống đã từng cấp cho trượng phu thứ hai của Tắc Nặc Mộc Đỗ Lăng - Ngạch phò thứ hai của Mãng Cổ Tế, mẹ vợ của Nhạc Thác - 1 thanh đao và hai cái cung, Tắc Nặc Mộc Đỗ Lăng cũng tặng lại cho nhạc Thác một con ngựa. Hơn nữa, Nhạc Thác còn từng mời Tắc Nặc Mộc Đỗ Lăng vào nội thất mật đàm rất lâu. Sau khi việc này được bẩm tấu, có Đại Thiện cầm đầu, lại thêm Tế Nhĩ Cáp LãngĐa Nhĩ Cổn đều tấu lên Thái Tông: "Theo luật mà trừng trị, vứt bỏ thi cốt, xử tử các con".

Đối với việc này, Thái Tông nhận định "Trẫm quyết định không giáng tội Nhạc Thác. Từ nhỏ Nhạc Thác đã được Hoàng tỷ[3] Thái hậu nuôi dưỡng, Trẫm cũng rất yêu thương. Cho dù Nhạc Thác có lòng phản trắc, Trẫm cũng không nhẫn tâm xử phạt như vậy. Đối với việc này, các ngươi đừng nhắc đến việc vứt xác diệt môn nữa."[4]